Sự khác biệt giữa động cơ xe tải châu Âu và Mỹ

Động cơ Scania V8. Ảnh: Scania

Ở châu Âu, một số mẫu xe tải hạng nặng với động cơ công suất lớn như Volvo D16k mạnh tới 750 mã lực và mô-men xoắn 3.550 Nm, hay Scania V8 mạnh 770 mã lực và sức kéo 3.700 Nm.

Ở Mỹ, một chiếc Kenworth W990 đời mới công suất chỉ 405-510 mã lực với mô-men xoắn 1.966-2.508 Nm, hay Freightliner 122SD cũng chỉ đến 600 mã lực với mô-men xoắn 2.779 Nm. Có nghĩa, xe tải ở Mỹ có công suất không bằng ở châu Âu, dù trông có thể lớn hơn nhiều.

Có một số nguyên nhân chính của sự khác biệt về thông số động cơ xe tải giữa châu Âu và Mỹ, ngoài sự khác biệt dễ nhận biết là thiết kế ngoại hình.

Động cơ Scania V8. Ảnh: Scania

Động cơ Scania V8. Ảnh: Scania

Tại Mỹ, quy định hạn chế trọng lượng xe tải, xe đầu kéo, chỉ khoảng 36 tấn. Có nghĩa, với trọng lượng như vậy, động cơ không cần quá mạnh, chỉ khoảng 500 mã lực và mô-men xoắn 2.500 Nm là phù hợp.

Ở châu Âu, quy định có hơi khác biệt ở từng quốc gia khác nhau. Như tại Thụy Điển, xe tải hay đầu kéo có thể nặng tối đa 60 tấn, và trong một số trường hợp đặc biệt có thể đến 90 tấn. Tại Phần Lan, trọng lượng tối đa là 76 tấn, những trường hợp ngoại lệ là 90 tấn, và các biệt có thể hơn. Tuy nhiên, phần lớn các quốc gia châu Âu hạn chế trọng lượng xe tải ở mức 40-45 tấn. Một số quốc gia quy định thoáng hơn, tùy vào loại xe cũng như số trục của xe.

Với trọng lượng cho phép lớn hơn, kết hợp với địa hình nhiều vùng đồi núi, dốc cao, xe tải ở châu Âu thường dùng động cơ dung tích lớn hơn, công suất và mô-men xoắn mạnh hơn so với ở Mỹ – nơi đường sá rộng rãi hơn và bằng phẳng hơn.

Tại Mỹ có 4 hãng lớn sản xuất xe tải là Paccar, Detroit, Mack và Cummins. Một thương hiệu rất nổi tiếng là Caterpillar nhưng hãng đã dừng sản xuất xe tải chạy cao tốc từ 2010, gần như chỉ còn xe hoạt động ở các khu mỏ, do các quy định về khí thải ngày càng ngặt nghèo.

Động cơ Paccar MX 2021 trang bị trên xe tải Kenworth T680 với công suất 450-510 mã lực. Ảnh: Paccar

Động cơ Paccar MX 2021 trang bị trên xe tải Kenworth T680 với công suất 450-510 mã lực. Ảnh: Paccar

Một trong số những động cơ xe tải bán nhiều nhất ở Mỹ là Detroit DD15 với 6 xi-lanh thẳng hàng, dung tích 14,8 lít, công suất 505 mã lực và mô-men xoắn cực đại 2.373 Nm. Động cơ này sử dụng trên các xe tải Freightliner và Western Star. Phần lớn động cơ xe tải ở Mỹ thường có dung tích 12-15 lít, công suất thường ở mức 400-550 mã lực.

Nếu xe tải thuộc các thương hiệu Mỹ có thể sử dụng các loại động cơ từ các nhà sản xuất khác nhau, thì các hãng xe tải châu Âu thường tự sản xuất luôn động cơ.

Những thương hiệu xe tải phổ biến ở châu Âu có thể kể đến MAN, Scania, Volvo, Renault, Iveco và Mercedes. Một thương hiệu ít biết hơn như Daf (Hà Lan) dùng động cơ của hãng Mỹ Paccar, trong khi Volvo, Mack và Renault chia sẻ công nghệ và linh kiện động cơ.

Hãng xe tải Đức Daimler Truck lại sở hữu hãng Detroit của Mỹ cũng như hãng đồng hương Mercedes. Một hãng Đức khác là Traton một loạt thương hiệu gồm MAN, Scania, Navistar và Sinotruck. Vì thế, những loại động cơ khác nhau vẫn có thể chia sẻ linh kiện và công nghệ với nhau.

Mỹ Anh (theo Truck Topia)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *